GIẢI ĐÁP: THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CÓ NÊN ĐI BỘ KHÔNG?
Nguyễn Bá Bình
Thứ Bảy,
30/12/2023
Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Theo nhiều chuyên gia về sức khỏe, thoát vị đĩa đệm có thể đi bộ để cải thiện tình trạng bệnh đỡ hơn. Tuy nhiên, động tác này sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể trạng, tuần suất, tổn thương mà người bệnh đang có nên thoát vị đĩa đệm lưng có nên đi bộ không có rất nhiều lời giải đáp khác nhau mà bạn cần phải nghiên cứu cẩn thận.
Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không
1. Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
Theo đánh giá của các chuyên gia trị liệu thoát vị đĩa đệm, người bệnh bị thoát vị đĩa đệm có thể đi bộ nhẹ hoặc nâng cao nhưng sẽ tùy thuộc vào yếu tố liên quan đến y tế, đặc biệt là chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên, tác động của lực hút trái đất chính là lý do lớn khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm của mọi người tiến triển nặng nề hơn, thế nên nghi vấn về “bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?” ngày càng được quan tâm nhiều hơn.
Trong nhiều trường hợp đi bộ sẽ giúp tình trạng đau nhức đĩa đệm được cải thiện. Cụ thể, cảm giác đau đớn và khó chịu khi di chuyển sẽ dần biết mất do hệ tuần hoàn máu được đả thông, giúp bệnh tình được thuyên giảm.
Thực tế, đi bộ là hoạt động trị liệu ít tác động hoặc tác động rất nhẹ đến cột sống nếu như chúng ta thực hiện với tần suất hợp lý. Nhưng theo một số ghi chép về việc trị liệu thoát vị đĩa đệm, một số bệnh nhân không tuân thủ căn dặn của bác sĩ và thực hiện đi bộ sai cách nên dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn, không thuyên giảm như mong muốn.
Vì vậy, thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không thì câu trả lời sẽ là có nhưng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động đến từ người bệnh và môi trường xung quanh. Bạn nên ghi nhớ căn dặn của bác sĩ hoặc tham gia các buổi vật lý trị liệu để chữa trị tình trạng bệnh của bản thân nhé.
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không
2. Lợi ích của việc đi bộ đối với thoát vị đĩa đệm
Từ câu hỏi “Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?”, chúng ta còn có thể thấy rõ những lợi ích của việc đi bộ cho người mắc thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là một số lợi ích chung có thể có:
-
Cải thiện sự linh hoạt: Đi bộ là hoạt động giúp cải thiện sự linh hoạt của các cơ bắp và khớp trong cơ thể, đồng thời tăng cường độ săn chắc của cơ bắp.
-
Tăng cường sức khỏe cho đĩa đệm: Việc đi bộ có thể tăng cường cơ bắp xung quanh cột sống, cung cấp sức bền cho đĩa đệm và giảm áp lực lên đĩa đệm.
-
Cải thiện tinh thần: Hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ có thể kích thích sự sản xuất hormone endorphin, giúp cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng.
-
Tăng cường lưu thông máu: Việc đi bộ có thể tăng cường lưu thông máu, giảm cảm giác mệt mỏi và đau nhức tại khu vực đĩa đệm hoặc các vị trí bị viêm nhiễm.
-
Kiểm soát cân nặng: Duy trì vận động như đi bộ có thể giúp kiểm soát cân nặng, giảm áp lực lên đĩa đệm và cột sống.
Tuy nhiên, quan trọng nhất là thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi bắt đầu hoặc thay đổi bất kỳ chương trình tập luyện nào, đặc biệt là nếu bạn đang mắc thoát vị đĩa đệm. Bác sĩ có thể đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe của bạn và đề xuất các hoạt động phù hợp
Lợi ích của việc đi bộ đối với thoát vị đĩa đệm
3. Lưu ý: Thoát vị đĩa đệm lưng có nên đi bộ không?
Dẫu “Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?” đã được giải đáp ở phần trên nhưng việc vận động nhẹ nhàng này vẫn cần lưu ý một số điểm sau đây để đảm bảo sức khỏe được cải thiện tốt nhất.
-
Cường độ tập luyện: Do cơn đau thoát vị đĩa đệm có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong ngày nên chúng ta cần đi bộ vừa sức, dao động chỉ từ 5-10 phút và có thể tăng dần thêm nếu cần thiết.
-
Tư thế: Luôn giữ tư thế thẳng lưng, hạn chế cúi hoặc khom người khi làm việc và bưng bê vật nặng. Khi đi bộ, phần vai nên được thư giãn và đầu luôn giữ thăng bằng với cột sống.
-
Uống thuốc và tập vật lý trị liệu: Trong trường hợp khám bệnh và được kê đơn theo chỉ định của bác sĩ, bạn cần tuân thủ thời gian sử dụng thuốc và siêng năng đến tập các buổi vật lý trị liệu cho vùng lưng.
Ngoài các lưu ý trên, bạn cũng nên tập luyện thêm một số bài tập khác để sức khỏe tinh thần và thể chất cùng được cải thiện, giúp cơ bắp ở vùng lưng trở nên săn chắc và nâng đỡ được sức nặng của cơ thể.
Lưu ý khi đi bộ để trị thoát vị đĩa đệm
4. Một số động tác cải thiện thoát vị đĩa đệm
Ngoài câu hỏi “Thoát vị đĩa đệm có đi bộ được không?”, người bị thoát vị đĩa đệm cũng khá lăn tăn trong một số động tác hỗ trợ khác cho bệnh lý bản thân đang mắc. Sau đây sẽ là một số bài tập mà người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm có thể thực hiện thêm tại nhà.
-
Bơi lội: Trong số các bài vận động giúp hồi phục đĩa đệm thì bơi được nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyến khích bệnh nhân nên thực hiện nhất. Khi vận động nhịp nhàng dưới nước, lực cản của dòng nước sẽ giúp kéo căng cơ lưng và giảm thiểu tình trạng đau mỏi khó chịu.
-
Đi xe đạp: Chạy xe đạp ngoài trời hoặc sử dụng xe đạp tập trong nhà sẽ ít gây tác động đến hệ thống xương ở lưng và chữa trị hiệu quả vấn đề thoát vị đĩa đệm của mọi người.
-
Yoga: Một số động tác yoga sẽ giúp phần xương sống được thư giãn, kéo căng hai bên lườn eo và hỗ trợ cải thiện từng đốt sống trong cơ thể tốt hơn.
-
Ngồi ghế massage sử dụng tính năng đặc biệt: Đối với các dòng ghế massage toàn thân đến từ KingSport, khách hàng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ được thư giãn gần như tuyệt đối với công nghệ massage không trọng lực rất đặc biệt ở ghế.
Ngồi ghế massage giúp trị thoát vị đĩa đệm
Đến với các showroom của KingSport, bạn sẽ được trải nghiệm trực tiếp các dòng ghế massage từ phổ thông đến cao cấp hoàn toàn miễn phí và được hỗ trợ tư vấn cẩn thận để lựa chọn ra sản phẩm phù hợp nhất.
Chỉ cần điều chỉnh lực tác động nhẹ nhàng và công nghệ massage gravity, vấn đề đau mỏi thắt lưng và thoát vị đĩa đệm của bạn sẽ được xoa dịu, tăng sự linh hoạt khi chuyển động.
KingSport mong rằng sau khi đọc xong những thông tin trên, câu hỏi “Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?” sẽ không còn là vấn đề đối với bạn và có thể tìm ra giải pháp tốt nhất để tự điều trị các triệu chứng đau mỏi lưng tại nhà nhé!