VẤN ĐỀ RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở TRẺ EM VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Nguyễn Bá Bình
Chủ Nhật,
12/11/2023
Giấc ngủ là yếu tố quan trọng để cơ thể của trẻ em có thể phát triển ổn định và gia tăng đề kháng. Chính vì thế, việc mắc bệnh rối loạn giấc ngủ ở trẻ em sẽ khiến các bạn nhỏ dễ trở nên cáu gắt, thiếu tập trung khi học tập và uể oải vào mỗi buổi sáng. Để cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ, một số thông tin hữu ích đến từ KingSport sau đây sẽ là những gợi ý tốt nhất dành cho các cha mẹ có con mắc phải hội chứng này đấy nhé!
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em thường gặp
1. Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em là bệnh gì?
Không giống như người lớn, rối loạn giấc ngủ ở trẻ em (Sleep Disorders in Children) sẽ khiến cơ thể của nhóm đối tượng này suy kiệt, thiếu sức sống và chỉ muốn ngủ bù lại thời gian không thể ngủ vào hôm trước.
Ngoài ra, việc nghỉ ngơi đúng thời gian phù hợp sẽ trẻ tiết kiệm năng lượng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và phát triển trí não, giúp học hành có thể nhớ lâu hơn. Thế nên việc thức khuya hoặc không thể ngủ vào ban đêm sẽ đem lại rất nhiều mối nguy hại cho trẻ em.
Bệnh lý này có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em nhỏ tuổi đang trong quá trình tập ăn dặm. Nếu không nắm được khung thời gian ngủ lý tưởng, cha mẹ sẽ dễ ngộ nhận rằng con mình đã có giấc ngủ trọn vẹn, từ đó đem lại nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe:
-
0 đến 2 tháng tuổi: Ngủ từ 16 đến 18 giờ mỗi ngày được xem là phù hợp nhất.
-
Trẻ em từ 2 đến 12 tháng tuổi trở lên: Cần ngủ ít nhất 12 đến 16 giờ mỗi ngày.
-
Nhóm độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi: Cha mẹ cần để con ngủ từ 10 đến 16 giờ đêm.
-
Từ 3 tuổi đến 5 tuổi: Trẻ em cần giấc ngủ kéo dài từ 11 đến 15 giờ để phát triển.
-
Trẻ em đi học từ 5 đến 14 tuổi: Cần ngủ 9 đến 13 giờ để hồi phục sức khỏe.
-
Trẻ em 14 đến 18 tuổi trở đi: Giấc ngủ cần duy trì từ 7 đến 10 giờ.
Tùy vào thể trạng của mỗi bạn nhỏ mà thời gian ngủ sẽ có nhiều thay đổi đáng kể. Việc mà chúng ta có thể làm đó là quan sát và theo dõi sức khỏe của trẻ, chọn ra những khung thời gian nghỉ ngơi phù hợp để con em có thể phát triển toàn diện thể chất và ngày càng khỏe mạnh.
Đối với những biểu hiện rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh bạn sẽ khó có thể kiểm soát bởi vì giờ giấc nghỉ ngơi của nhóm đối tượng này không có sự đồng nhất. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn cần phải đưa trẻ đến các bệnh viện lớn để kiểm tra tổng quát, kịp thời tìm ra lý do trẻ bị rối loạn giấc ngủ.
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4 tháng thường gặp nhất
2. Những hội chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ thường gặp
Như đã có chia sẻ ở bài viết rối loạn giấc ngủ, việc chúng ta ngủ nhiều hoặc ngủ ít đều là những dấu hiệu điển hình của rối loạn giấc ngủ. Sau đây sẽ là một số hội chứng thường gặp ở trẻ em mà bạn có thể quan sát và tiên đoán bệnh.
2.1. Rối loạn kích thích
Rối loạn kích thích giấc ngủ ở trẻ em là tình trạng rất thường gặp, đặc biệt ở độ tuổi từ 15 trở xuống. Bệnh lý này có xu hướng di truyền và trẻ sẽ có những dấu hiệu điển hình như sau:
-
Khó thức dậy, ngủ mê.
-
Nói lắp, nói mớ khi ngủ.
-
Phản ứng mọi thứ chậm khi đánh thức.
-
Lú lẫn, thiếu tỉnh táo khi ngủ dậy.
2.2. Mộng du
Theo nhiều nghiên cứu, mộng du là tình trạng phổ biến ở trẻ em (17%) và người lớn (4%). Nếu gia đình có người cha hoặc người mẹ từng mắc bệnh mộng du thì khả năng cao con cái của họ cũng sẽ mắc bệnh giống họ.
-
Kích động trong lúc ngủ.
-
Khó đánh thức, cau có khi ngủ dậy.
-
Mở mắt hoặc khó khép mắt khi ngủ.
-
Dễ mớ ngủ, đặc biệt là vận động vui chơi trước lúc ngủ.
Mộng du là biểu hiện của rối loạn giấc ngủ ở trẻ em
2.3. Ngủ muộn
Không chỉ ở thanh thiếu niên, nhóm đối tượng nhỏ tuổi vẫn có thể mắc phải thói quen xấu này nếu như sinh hoạt của gia đình luôn ngủ muộn vào ban đêm. Đây là một trong những nguyên nhân lớn khiến chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ tiến triển mạnh hơn.
2.4. Khó thở khi ngủ
Đây là những triệu chứng rối loạn trong lúc ngủ ít gặp hơn nhưng cũng cần người lớn quan sát thật kỹ. Có đến 5% trẻ em từ độ tuổi 2 đến 8 đang mắc phải tình trạng này, đặc biệt là những đứa trẻ mắc hội chứng Down, thần kinh cơ, teo túi mật,...
-
Nhức đầu vào buổi sáng khi thức dậy.
-
Tè dầm đêm không kiểm soát.
-
Tâm trạng chán nản, thiếu tập trung và giảm chú ý.
-
Ngủ gật vào ban ngày mặc dù tối ngủ sớm.
-
Tư thế ngủ bất thường trong đêm.
Khó thở khi ngủ thường gặp ở trẻ em bị khiếm khuyết
2.5. Chân và tay bồn chồn khi vào giấc
Đây cũng là một hội chứng ít gặp nhưng vẫn có thể xuất hiện ở con của bạn nếu như trong gia đình đã từng có người bị tình trạng bệnh này. Những dấu hiệu thường gặp như sau:
-
Cử chỉ tay chân loạn xạ, tăng động.
-
Giảm nhận thức và suy giảm trí nhớ.
-
Phổ biến ở trẻ bị rối loạn tăng động.
3. Ảnh hưởng của các biểu hiện rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh
Ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh không chỉ khiến trẻ quấy khóc mỗi đêm, khó đi vào giấc ngủ sâu hoặc ngủ nhiều,... chúng còn khiến trẻ gặp phải một số vấn đề như sau:
-
Suy nhược cơ thể và khó tập trung: Rối loạn giấc ngủ có thể làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của trẻ, gây ra sự mệt mỏi và giảm năng lực trong việc học tập và phát triển.
-
Sự phát triển của cơ thể trẻ nhỏ: Căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, bao gồm việc phát triển chiều cao, trí nhớ và suy giảm hệ miễn dịch.
-
Tâm lý thất thường: Trẻ nhỏ rất khó kiểm soát hành vi của chúng nhưng nếu thiếu ngủ, những hành động thái quá của trẻ sẽ khiến bạn phải lo lắng (cáu gắt, nhăn nhó, la to, bạo lực,...).
-
Béo phì: Một trong những nguyên nhân khiến trẻ em dễ tăng cân không thể kiểm soát chính là giấc ngủ rối loạn, ăn đêm và thức khuya quá nhiều.
Ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ ở trẻ em
Một số trường hợp nặng, việc điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ dứt điểm sẽ diễn ra rất khó khăn và kéo theo nhiều hệ lụy khác về sức khỏe. Thế nên, ngay từ những biểu hiện ban đầu của bệnh, người lớn cần phải tìm ra phương pháp chữa trị kịp thời hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn.
4. Cách chữa rối loạn giấc ngủ ở trẻ em tại nhà
Điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ tại nhà sẽ đòi hỏi sự kiên nhẫn, hiểu biết của cha mẹ và thực hiện đúng cách những biện pháp từ chuyên môn chia sẻ. Dưới đây là một số cách mà chúng ta có thể thử áp dụng để cải thiện giấc ngủ của trẻ như sau:
-
Thiết lập lịch trình: Lặp ra một lịch trình ngủ cố định cho trẻ, bao gồm giờ đi ngủ và giờ thức dậy sẽ giúp cơ thể trẻ thích nghi với một thói quen ngủ khoa học.
-
Tạo môi trường ngủ: Đảm bảo phòng ngủ của trẻ yên tĩnh, thoáng mát và đủ tối để trẻ dễ chìm vào giấc ngủ.
-
“Khởi động” khi ngủ: Trước giờ đi ngủ bạn có thể chơi một số trò chơi trí tuệ với trẻ hoặc đọc sách, hát ru và nghe nhạc nhẹ.
-
Không cho trẻ thức dậy qua đêm: Nếu trẻ thức dậy vào ban đêm, hãy trấn an trẻ và khuyến khích trẻ quay lại ngủ. Tránh để trẻ xem tivi hoặc điện thoại trước khi đi ngủ.
-
Điều chỉnh thời gian ngủ trưa: Nếu trẻ con ngủ quá nhiều vào ban ngày có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ vào ban đêm xuống thấp. Hãy cố gắng giới hạn thời gian ngủ trưa của con và tạo ra một sự cân bằng hợp lý giữa giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ vào ban đêm.
-
Giám sát dinh dưỡng: Đảm bảo trẻ ăn uống đầy đủ và đủ sữa mẹ (trẻ sơ sinh) hoặc thức ăn chất lượng để giúp trẻ cảm thấy no và thoải mái trước khi đi ngủ.
-
Thảo luận với bác sĩ: Nếu rối loạn giấc ngủ của trẻ không giảm đi sau khi áp dụng các biện pháp tại nhà, nên thảo luận với bác sĩ để kiểm tra xem có vấn đề sức khỏe nào đang ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
Đặc biệt, cách chữa rối loạn giấc ngủ ở trẻ em tốt nhất mà bạn có thể áp dụng cho con đó là thường xuyên vận động thể thao trong nhà hoặc người trời. Việc đốt cháy năng lượng trong ngày sẽ giúp chất lượng nghỉ ngơi diễn ra tốt hơn, sâu hơn.
Cách chữa rối loạn giấc ngủ ở trẻ em tại nhà
Lưu ý rằng mỗi đứa trẻ sẽ có một cá tính riêng và không phải phương pháp nào cũng có thể giải quyết được chứng rối loạn giấc ngủ của bạn nhỏ. Nhờ vào sự kiên nhẫn và thử nghiệm nhiều phương pháp, cha mẹ sẽ có thể tìm ra phương pháp tốt nhất để cải thiện giấc ngủ của trẻ.
Mong rằng những thông tin chia sẻ của KingSport đã giúp các bậc phụ huynh có thể tìm ra giải pháp tốt nhất trong việc điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ và cải thiện sức khỏe của con em hiệu quả tại nhà nhanh chóng nhé!