Khuyến mãi

Tại sao bị chuột rút khi ngủ? Làm gì khi bị chuột rút khi ngủ?

Nguyễn Bá Bình
Thứ Ba, 21/05/2024

Chuột rút khi ngủ là cơn ác mộng của rất nhiều người bởi vì nó gây đau đớn đột ngột và có thể khiến chúng ta mất ngủ ngay đêm đó. Để tìm ra nguyên nhân và cách chữa chuột rút chân khi ngủ nhanh chóng, bài viết chia sẻ sau đây đến từ KingSport sẽ là lời giải đáp tốt nhất dành cho bạn đấy nhé!

Chuột rút khi ngủ và những nguy hiểm tiềm ẩn khác

Chuột rút khi ngủ và những nguy hiểm tiềm ẩn khác

1. Tại sao lại bị chuột rút bắp chân khi ngủ?

Chuột rút bắp chân không chỉ xuất hiện trong những lúc chúng ta vận động mà nó còn có thể diễn ra trong lúc chúng ta ngủ. Và chuột rút khi ngủ được xem là cơn ác mộng của nhiều người bởi vì nó phá đi giấc ngủ ngon, khiến chúng ta giật mình ngay trong đêm.

Nhưng vì sao bị chuột rút ở bắp chân khi ngủ? Sau đây sẽ là một số lý giải hợp lý cho hiện tượng này:

  • Mất nước: Tuy trước khi ngủ bạn không nên uống quá nhiều nước bởi sẽ phải thức giấc đi vệ sinh trong đêm. Nhưng khi cơ thể thiếu nước, các cơ bắp sẽ dễ bị co thắt và gây ra hiện tượng chuột rút khi ngủ đêm.
  • Thiếu hụt khoáng chất: Việc không nạp đầy đủ dinh dưỡng vào cơ thể sẽ khiến bạn dễ mắc phải nhiều loại bệnh, và cách cơ thể báo hiệu điều ấy ra bên ngoài chính là tình trạng chuột rút bắp chân.
  • Vị trí ngủ: Tư thế ngủ không đúng sẽ khiến mạch máu bị tắc nghẽn và gây ra tình trạng tê cứng. Vì vậy, nếu vô tình bạn duỗi tay hoặc chân đột ngột trong lúc ngủ sẽ bị chuột rút ngay lập tức.
  • Vận động quá sức: Tình trạng đang ngủ bị chuột rút cũng thường xuất hiện ở những ai đam mê thể thao khi họ vận động quá sát giờ ngủ và gây ra hiện tượng cơ bắp bị mỏi và dễ bị chuột rút.
  • Tinh thần suy giảm: Áp lực, căng thẳng,... sẽ sản sinh ra một số hormone trong cơ thể, khiến mất cân bằng và dễ gây ra tình trạng chuột rút khi ngủ ban đêm.
  • Một số bệnh lý khác: Một số bệnh lý như tiểu đường, suy thận, suy gan, xơ gan, rối loạn tuyến giáp, v.v. cũng có thể làm tăng nguy cơ bị chuột rút bắp chân khi ngủ.

Do có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể khiến bạn mắc phải hội chứng chuột rút khi ngủ nên việc xác định rõ nguyên nhân bản thân đang trải qua sẽ giúp việc tìm ra đáp án “Làm gì khi bị chuột rút khi ngủ?” trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Nguyên nhân bị chuột rút vào ban đêm

Nguyên nhân bị chuột rút vào ban đêm

2. Những đối tượng dễ bị chuột rút khi ngủ

Chuột rút khi ngủ tưởng chứng là bệnh chỉ xuất hiện ở người trẻ tuổi do chế độ ăn uống thiếu khoa học nhưng hiện nay đã có nhiều nghiên cứu chứng minh khác. Vấn đề chuột rút bắp chân có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau nên bất cứ ai cũng có thể trải qua tình trạng này khi ngủ sâu giâc.

Nhưng trong số đó, 33% người trên độ tuổi 60 sẽ dễ mắc phải bệnh lý này hoặc những đối tượng từ 80 tuổi trở lên sẽ thường xuyên bị chuột rút khi ngủ nhiều hơn. Đặc biệt, phụ nữ khi đang mang thai cũng dễ trải qua tình trạng này do sự thay đổi hormone và cơ bắp bị đè nén do trọng lượng cơ thể em bé bên trong.

Ngoài ra, một số yếu tố khác như di truyền, môi trường sống và thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh cũng có thể gây ảnh hưởng đến nguy cơ bị chuột rút khi ngủ của mọi người.

3. Cần làm gì khi bị chuột rút khi ngủ?

Lỡ không may trong lúc ngủ bị chuột rút, điều bạn cần làm đó là bình tĩnh và thực hiện những phương pháp giảm đau sau đây để thoát khỏi sự khó chịu:

  • Thay đổi tư thế ngủ: Tránh ngủ với tư thế gập đầu gối hoặc bàn chân hướng xuống dưới. Nên ngủ với tư thế duỗi thẳng chân hoặc kê cao gối dưới bắp chân.
  • Kéo căng cơ bắp: Kéo nhẹ nhàng và đều đặn các cơ bắp bị chuột rút để giúp chúng lỏng ra và giảm đau.
  • Massage: Massage nhẹ nhàng và đều đặn khu vực bị chuột rút để giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm cảm giác đau.
  • Nóng hoặc lạnh: Áp dụng nhiệt đới hoặc lạnh lên khu vực bị chuột rút có thể giúp giảm cảm giác đau và giảm viêm.

Tuy cơn đau kéo tới có thể khiến bạn giật mình và đau đớn dữ dội nhưng đừng vị thế mà quá hoảng hốt bạn nhé. Hãy duỗi thẳng chân, hít thở và xoa bóp nhẹ nhàng vùng chân để cải thiện cơn đau hiệu quả.

Bị chuột rút bắp chân khi ngủ phải làm sao?

Bị chuột rút bắp chân khi ngủ phải làm sao?

4. Ngăn ngừa chuột rút khi ngủ hiệu quả

Thay vì đến lúc bệnh mới đi tìm cách điều trị thì ngay bây giờ chúng ta nên tìm phương pháp ngăn ngừa chuột rút khi ngủ. Điều này không chỉ phòng bệnh mà còn giúp chúng ta kiểm soát sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch cần thiết.

Bổ sung đủ nước: Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 1,5 - 2 lít) để giúp cơ thể luôn đủ nước và giảm nguy cơ chuột rút.

4.1. Chế độ ăn uống hàng ngày

Cách chữa chuột rút chân khi ngủ tốt nhất đó là xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, giúp cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng và khỏe mạnh hơn hàng ngày. Đặc biệt, bạn sẽ cần lưu ý nhất hai điểm như sau:

  • Luôn bổ sung đủ nước: Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 1,5 - 2 lít) để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, tinh thần tập trung cao và giảm nguy cơ chuột rút bắp chân.
  • Bổ sung khoáng chất: Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, magie, kali như sữa, sữa chua, rau xanh, trái cây, v.v. sẽ giúp mạch máu lưu thông tốt, giảm tình trạng căng cứng cơ.
  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn: Những thực phẩm này có thể làm mất nước và rối loạn điện giải, dẫn đến tăng nguy cơ chuột rút.

Bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng khác để cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa tình trạng đang ngủ bị chuột rút của bản thân ở mỗi đêm.

Chế độ dinh dưỡng hấp thụ hàng ngày

Chế độ dinh dưỡng hấp thụ hàng ngày

4.2. Tập luyện để giảm tình trạng chuột rút

Đáp án phù hợp nhất cho câu hỏi bị chuột rút bắp chân khi ngủ phải làm sao đó là rèn luyện thể chất. Nó là cách phòng ngừa nhiều bệnh tật và giúp cơ thể chúng ta luôn duy trì ở một mức độ ổn định. Khi vận động, máu trong cơ thể sẽ lưu thông nhanh hơn và đồng thời loại bỏ các tạp chất bám ở thành mạch máu.

Ngoài tác động tốt đến sức khỏe, vận động thể chất còn được xem là cách chữa chuột rút chân khi ngủ rất hiệu quả. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, khi bạn có phương pháp tập luyện đầy đủ và khoa học, hiện tượng co rút cơ bắp đột ngột sẽ có rất ít có thể xảy ra.

Bạn có thể dành ra từ 15-20 phút hàng ngày để chạy bộ, nhảy dây, bơi lội, đá bóng,... đặc biệt là có thể sử dụng các thiết bị trong nhà như máy chạy bộ, xe đạp tập, giàn tạ đa năng để tiết kiệm thời gian tập luyện hơn.

4.3. Lối sống lành mạnh giúp ngừa chuột rút khi ngủ

Chuột rút khi ngủ đến từ một số thói quen tiêu cực được hình thành trong lối sống hàng ngày. Chính vì thế, nếu bạn có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện nhiều hơn và hạn chế chất kích thích, ngủ sớm,... sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh lên hàng ngày và ngăn ngừa được nguyên nhân bị chuột rút vào ban đêm.

Thực hiện cuộc sống lành mạnh và thể thao

Thực hiện cuộc sống lành mạnh và thể thao

4.4. Tinh thần cần được kiểm soát và thả lỏng

Lý do bị chuột rút khi ngủ phổ biến nhất đã được nhiều chuyên gia khoa học chứng minh đó là tinh thần suy giảm và căng thẳng quá mức trong một thời gian dài. Điều này gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến mạch máu và đánh mất nghị lực tập luyện thể thao cần thiết.

Để cải thiện tinh thần và ngăn ngừa chuột rút khi ngủ, bạn nên tập yoga hoặc hít thở sâu bằng bụng để tịnh tâm, quay trở lại sâu bên trong. Điều này giúp tinh thần ổn định và nhanh chóng lấy lại được năng lượng cần thiết cho vận động.

Hoặc bạn cũng có thể sử dụng ghế massage toàn thân với các tính năng thư giãn hiện đại cho gia đình. Chúng có thể tác động sâu vào từng điểm đau trên cơ thể và kích thích huyệt đạo, giúp tinh thần thư giãn và thoải mái hơn.

Đặc biệt, bạn có thể ngăn ngừa tình trạng chuột rút khi ngủ và cải thiện thể chất hiệu quả khi sử dụng các thiết bị chăm sóc sức khỏe của KingSport. Những sản phẩm này hiện tại đang có mặt tại trang web kingsport.vn hoặc liên hệ đến số hotline 0964420541 để được tư vấn chi tiết hơn!

Viết bình luận của bạn