Khuyến mãi

RỐI LOẠN GIẤC NGỦ: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Nguyễn Bá Bình
Thứ Sáu, 10/11/2023

Rối loạn giấc ngủ là cơn ác mộng của nhiều người bởi vì nó không chỉ gây ảnh hưởng đến tinh thần mà còn khiến sức khỏe ngày càng đi xuống. Chính vì thế, việc nắm rõ các triệu chứng rối loạn giấc ngủ từ sớm và tìm ra cách điều trị phù hợp được xem là phương pháp tốt nhất mà những ai đang khó ngủ cần phải tìm hiểu ngay!

rối loạn giấc ngủ 1

Rối loạn giấc ngủ có nguy hiểm không

1. Rối loạn giấc ngủ là gì?

Rối loạn giấc ngủ là bệnh lý khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ sâu hoặc không thể duy trì chất lượng giấc ngủ ngon. Đặc biệt, bệnh lý này sẽ gây ra sự ảnh hưởng đáng kể đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày của người mắc bệnh.

Đối với nhiều người, rối loạn giấc ngủ thường bị xem thường bởi vì các triệu chứng mà chúng đem lại trong cuộc sống thường chỉ thoáng qua, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong thời gian ban đầu.

Nhưng càng về lâu dài, điều trị rối loạn giấc ngủ sẽ trở nên khó khăn và làm người bệnh khó tập trung vào công việc, dễ cáu bẳn và các cơn stress bất chợt diễn ra đều đặn hơn.

Đây cũng là lý do mà nhiều người lớn tuổi thường cảm thấy lo lắng và tìm kiếm lời giải đáp cho câu hỏi “Rối loạn giấc ngủ có chữa được không?”.

rối loạn giấc ngủ 2

Rối loạn giấc ngủ là gì

2. Triệu chứng rối loạn giấc ngủ

Triệu chứng rối loạn giấc ngủ có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loại rối loạn cụ thể mà người bị mắc phải. Nhưng nhìn chung một số biểu hiện điển hình dưới đây sẽ giúp bạn có thể nắm được tình trạng rối loạn giấc ngủ mà bản thân đang gặp phải:

  • Khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc vào ban đêm.

  • Thức giấc nhiều lần trong đêm và không thể ngủ lại.

  • Ngủ dậy quá sớm và khó có thể quay lại giấc ngủ.

  • Mệt mỏi, căng thẳng mặc dù đã ngủ vào đêm qua.

  • Buồn ngủ vào ban ngày nhưng đến tối lại không thể ngủ ngay.

  • Trầm cảm, suy nghĩ nhiều vào ban đêm và cáu kỉnh.

  • Tê liệt tay chân khi thức dậy vào ban sáng.

  • Mất tập trung trong công việc, lo lắng bất thường.

Những triệu chứng này có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày của người mắc rối loạn giấc ngủ. Nếu bạn hay ai đó mà bạn biết có triệu chứng tương tự, nên tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia về giấc ngủ để đánh giá và điều trị rối loạn giấc ngủ một cách hiệu quả.

rối loạn giấc ngủ 3

Các triệu chứng rối loạn giấc ngủ điển hình

3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ không phải là căn bệnh tự nhiên mà có. Đa số người mắc bệnh rối loạn giấc ngủ đều xuất phát từ các nguyên nhân điển hình như sau:

3.1. Một số bệnh lý gây ảnh hưởng

Bạn có thể gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ khi cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc mắc một số bệnh liên quan đến hô hấp,... từ đó khiến chất lượng giấc ngủ bị gián đoạn (ho đêm, chảy nước mũi, nghẹt mũi,...).

Ngoài ra những bệnh lý liên quan đến phổi, dạ dày, tim mạch,... cũng sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn những người khỏe mạnh bình thường.

3.2. Đi tiểu đêm nhiều

Một trong những điều làm chất lượng giấc ngủ đêm bị gián đoạn chính là việc tiểu tiện vào đêm. Thường thì đây là dấu hiệu điển hình của bệnh thận, viêm đường tiết niệu và thường gặp nhất ở những người có thói quen nhậu nhẹt, hút thuốc lá hoặc lười vận động.

Ở một số đối tượng khác, việc tiểu đêm thường đến từ thói quen uống nhiều nhiều vào sát giờ ngủ, khiến cơ thể dễ mắc vệ sinh và gây ra chất lượng giấc ngủ kém.

rối loạn giấc ngủ 4

Đi vệ sinh nhiều vào ban đêm khiến mất ngủ

3.3. Đau mãn tính

Người lớn tuổi thường dễ mắc phải bệnh xương khớp nên rất khó ngủ vào ban đêm. Tùy vào vị trí nằm hoặc trở mình khi nằm ngủ, những cơn đau sẽ khiến họ phải thức giấc và gây ra bệnh rối loạn giấc ngủ.

3.4. Stress

Mất ngủ do stress là tình trạng thường gặp ở những đối tượng trẻ đang thi cử, làm việc căng thẳng hoặc người lớn tuổi mắc phải hội chứng rối loạn lo âu. Chính vì thế, việc đi vào giấc ngủ như mọi khi sẽ trở nên khó khăn hơn khi bạn phải đối mặt với vấn đề mà tâm lý đang trải qua.

Ngoài ra, giấc ngủ của bạn sẽ không còn mượt mà như trước kia bởi vì thường xuyên gặp phải ác mộng, giật mình và thức giấc giữa đêm khó ngủ lại.

rối loạn giấc ngủ 5

Stress khiến bạn khó ngủ hơn vào ban đêm

3.5. Một số yếu tố khác

Đã có một số nghiên cứu khoa học cho rằng, việc mắc hội chứng rối loạn giấc ngủ là do di truyền từ ba mẹ hoặc người thân trong gia đình. Ngoài ra cũng có một số yếu tố khác làm giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng như: Làm ca đêm, đi du lịch sang một đất nước khác, sinh hoạt không lành mạnh,...

4. Những đối tượng dễ mắc rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến mọi người, nhưng có một số đối tượng có nguy cơ cao mắc phải rối loạn giấc ngủ hơn những người còn lại. Tùy thuộc vào từng yếu tố sau đây mà nguy cơ mắc rối loạn giấc ngủ có thể tiến triển nặng hơn:

  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi bạn sẽ càng dễ mắc phải rối loạn giấc ngủ.

  • Giới tính: Nữ giới thường dễ mắc bệnh mất ngủ hơn nam giới.

  • Lối sống: Những người lười vận động, ăn nhiều thực phẩm xấu và dùng chất kích thích thường khó đi vào giấc ngủ hơn những người rèn luyện sức khỏe thường xuyên.

  • Tính chất công việc: Những người thường xuyên đối mặt với áp lực công việc sẽ mất ngủ hơn những người có công việc nhẹ nhàng hoặc ít stress hơn.

  • Bệnh lý: Những bệnh lý liên quan đến xương khớp sẽ khiến chúng ta khó chìm vào giấc ngủ, dễ thức giấc vào giữa đêm và khó có chất lượng giấc ngủ sâu.

Nhưng nhìn chung chúng ta vẫn có thể kiểm soát được căn bệnh này bằng nhiều cách thức khác nhau. Bạn có thể điều trị rối loạn giấc ngủ tại nhà hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn để có thể cải thiện sức khỏe hiệu quả.

rối loạn giấc ngủ 6

Đối tượng dễ mắc rối loạn giấc ngủ nhất

5. Một số loại rối loạn giấc ngủ thường gặp

Để có thể trị rối loạn giấc ngủ hiệu quả thì bạn cần xác định rõ loại bệnh mà bạn đang mắc phải. Rối loạn giấc ngủ có khá nhiều loại khác nhau, điển hình như sau:

5.1. Mất ngủ

Nếu đã từng đọc qua bài viết “Mất ngủ là bệnh gì?” thì chắc hẳn bạn cũng hiểu rõ về loại rối loạn giấc ngủ điển hình này. Đây là loại bệnh khiến cơ thể chúng ta trở nên mệt mỏi, mất tập trung khi làm việc và khó hồi phục các vị trí đang bị thương trên cơ thể.

Trên thế giới có đến 10-15% dân số trên thế giới mắc phải triệu chứng này và cần đến sự trợ giúp của bác sĩ để có thể ngủ ngon hơn vào buổi tối. Ở phần này, chúng ta lại có nhiều loại nhỏ khác nhau như:

  • Mất ngủ tạm thời.

  • Mất ngủ thứ phát.

  • Mất ngủ mãn tính thứ phát (không rõ nguyên nhân).

5.2. Ngủ nhiều

Ngủ nhiều cũng là một trạng thái khác của bệnh rối loạn giấc ngủ. Nếu sau khi ngủ dậy và bạn cảm thấy cơ thể vẫn rất mệt mỏi và dễ ngủ gục vào ban ngày thì đó chính là triệu chứng rối loạn giấc ngủ điển hình nhất.

Lý do khiến bạn mắc phải triệu chứng này là vì đang xuất hiện một số bệnh lý nghiêm trọng khác như ngưng thở khi ngủ (do cơ thể mệt mỏi, stress) và thiếu ngủ (do tính chất công việc hoặc thức khuya trước đó).

Trong một số trường hợp người bệnh bị mất ngủ vào ban đêm nhưng không nhận ra đó là sử dụng thuốc có thành phần đặc biệt hoặc hấp thụ các loại thức uống chứa nhiều cafein gây mất ngủ.

rối loạn giấc ngủ 7

Ngủ nhiều cũng là rối loạn giấc ngủ

6. Chẩn đoán triệu chứng rối loạn giấc ngủ

Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ thường được thực hiện bởi các chuyên gia về tâm lý và tâm lý học giấc ngủ. Quá trình chẩn đoán thường bắt đầu bằng cuộc trò chuyện chi tiết về triệu chứng của bệnh nhân và lịch sử giấc ngủ của họ, đặc biệt là những dấu hiệu họ đang gặp.

Sau khi khai thác những thông tin cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành thêm một số bài test cơ bản khác như sau:

  • Polysomnography (Đo đa ký giấc ngủ): Đây là một loại xét nghiệm được thực hiện để theo dõi và ghi lại nhiều thông số về hoạt động giấc ngủ của một người trong suốt đêm. Xét nghiệm này thường được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các rối loạn giấc ngủ, bao gồm rối loạn hô hấp trong giấc ngủ, rối loạn chuyển động không tự chủ trong giấc ngủ (như rối loạn chuyển động chân không tự chủ), rối loạn giấc ngủ REM, và nhiều rối loạn giấc ngủ khác.

  • EEG(Đo điện não đồ): Electroencephalography - EEG là một kỹ thuật sử dụng để ghi lại hoạt động điện của não bộ trong khi ngủ bằng cách đặt điện cực lên da đầu của người. Điện não đồ thường được sử dụng để theo dõi hoạt động điện của não và đánh giá các thay đổi trong sóng não.

  • MSLT(Đo độ trễ giấc ngủ): MSLT là viết tắt của Multiple Sleep Latency Test, một xét nghiệm được sử dụng để đo lường độ trễ giấc ngủ và đánh giá mức độ mệt mỏi trong ban ngày. MSLT thường được thực hiện tại các trung tâm giấc ngủ hoặc bởi các chuyên gia về giấc ngủ.

Ngoài ra, y học đang ngày càng tân tiến nên các phương pháp chẩn đoán bệnh rối loạn giấc ngủ cũng ngày càng đa dạng hơn, giúp người bệnh có thể an tâm hơn về việc điều trị tại các trung tâm chuyên nghiệp.

rối loạn giấc ngủ 8

Chẩn đoán bệnh rối loạn giấc ngủ

7. Rối loạn giấc ngủ có chữa được không?

Nếu những thông tin trên khiến bạn băn khoăn về câu hỏi “Rối loạn giấc ngủ có nguy hiểm không?” thì sau đây sẽ là một số thông tin giúp chúng ta bình tĩnh hơn khi điều trị bệnh nhé.

7.1. Điều trị tại nhà

Phần lớn nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ thường đến từ việc căng thẳng quá mức của chúng ta. Vậy nên cách điều trị rối loạn giấc ngủ dễ dàng nhất ngay tại nhà có thể bao gồm:

  • Thư giãn với bản nhạc hoặc thiền trước khi ngủ.

  • Ngâm mình hoặc chân trong nước ấm với thảo dược.

  • Ngồi trên ghế massage toàn thân trước khi đi ngủ.

  • Tập thể dục, chạy bộ hoặc đạp xe 30 phút mỗi ngày.

  • Luôn giữ cho phòng sạch sẽ, thông thoáng và dễ chịu.

Đặc biệt, trước khi đi ngủ bạn không nên sử dụng điện thoại hoặc tập luyện quá sát giờ ngủ. Bạn cũng nên uống nước vừa đủ và xa giờ chuẩn bị đi ngủ để có thể nghỉ ngơi thoải mái hơn.

rối loạn giấc ngủ 9

Vận động và massage tại nhà giúp ngủ ngon

7.2. Đến trung tâm điều trị

Trong một số trường hợp mất ngủ do bệnh lý đến từ bên trong cơ thể thì bạn cần phải đến các trung tâm y tế hoặc bệnh viện lớn để kiểm tra sức khỏe tổng quát. Một số loại thuốc do bác sĩ kê sẽ thích hợp với từng thể trạng người bệnh thế nên không được tự ý mua nếu như chưa được cho phép bạn nhé.

7.3. Dinh dưỡng cho cơ thể

Cơ thể muốn khỏe mạnh thì cần phải hấp thụ đủ dinh dưỡng và khoáng chất để hệ đề kháng được duy trì ở mức ổn định nhất. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi các bệnh cảm vặt, hỗ trợ giấc ngủ đêm không bị cản trở và cảm thấy ngon giấc hơn.

  • Hạt cây: Hạt cây chứa chất khoáng magiê và tryptophan, một loại amino acid có thể giúp kích thích sản xuất serotonin và melatonin, các hormone quan trọng liên quan đến giấc ngủ. Các loại hạt như hạt hướng dương, hạt lanh và hạt hạnh nhân có thể là lựa chọn tốt.

  • Chuối: Chuối là nguồn giàu tryptophan, magie và vitamin B6, tất cả đều có thể giúp cải thiện giấc ngủ. Chuối cũng chứa melatonin tự nhiên.

  • Sữa ấm: Sữa là nguồn giàu tryptophan, giúp kích thích sản xuất melatonin. Uống sữa ấm có thể có tác dụng thư giãn trước khi đi ngủ.

rối loạn giấc ngủ 10
Dinh dưỡng điều trị rối loạn giấc ngủ

  • Thé hạt sen (chamomile tea): Thé hạt sen có tác dụng thư giãn và có thể giúp tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ. Hợp chất trong sen có tên quercetin giúp thư giãn cơ thể và tạo cảm giác buồn ngủ.

  • Trà bạc hà (peppermint tea): Thé lá bạc hà cũng có tác dụng thư giãn và giúp giảm căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái trước khi đi ngủ.

  • Honey (mật ong): Mật ong có khả năng giúp tạo cân bằng đường huyết và tạo cảm giác thoải mái. Một thìa mật ong có thể được kết hợp với nước ấm hoặc sữa ấm trước khi đi ngủ.

  • Các loại cá hồi, cá ngừ, và cá tuyết: Các loại cá này chứa vitamin D và axit béo omega-3, giúp cải thiện giấc ngủ và tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống thần kinh.

  • Lúa mạch: Lúa mạch chứa melatonin tự nhiên và có thể được ăn dưới dạng lúa mạch nấu chín hoặc bánh ngũ cốc.

Mong rằng những thông tin do KingSport chia sẻ trong bài viết về rối loạn giấc ngủ đã giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về bệnh lý này, cũng như cách trị rối loạn giấc ngủ tại nhà đơn giản. Đừng quên tại website KingSport vẫn đang chia sẻ rất nhiều kiến thức hữu ích về sức khỏe và bán những mặt hàng chăm sóc cơ thể mà bạn có thể tham khảo thêm đấy nhé! Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và luôn có giấc ngủ ngon mỗi đêm.

Viết bình luận của bạn