Khuyến mãi

NGUYÊN NHÂN GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ

Nguyễn Bá Bình
Chủ Nhật, 29/10/2023

Giãn tĩnh mạch chân là gì? Đây là câu hỏi thường gặp khi cơ thể của người bệnh có những biểu hiện đau nhức, mỏi chân và căng phù mạch máu gây khó chịu khi di chuyển. Tuy những dấu hiệu giãn tĩnh mạch không quá nghiêm trọng nhưng lại gây ra nhiều cản trở trong sinh hoạt. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân và cách điều trị bệnh, một số thông tin sau đây sẽ rất hữu ích với bạn đấy nhé!

nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân 1

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân ở người già

1. Giãn tĩnh mạch là gì?

Giãn tĩnh mạch (hay còn được gọi là suy tĩnh mạch) là tình trạng các tĩnh mạch trong cơ thể mất khả năng hoạt động hiệu quả, gây ra sự mở rộng và giãn nở không kiểm soát. Tĩnh mạch là các mạch máu mang máu trở về tim nên khi chúng không hoạt động đúng cách có thể làm máu trôi ngược lại và tạo áp lực trong tĩnh mạch.

Trong khi đó, giãn tĩnh mạch chân (giãn tĩnh mạch chi dưới) là hậu quả của tình trạng viêm thành tĩnh mạch làm màu đi ngược lại xuống vị trí chi dưới, gây cản trở máu trở về tim như thông thường. Lúc này tĩnh mạch chân sẽ giãn to ra và gây ra bề mặt gồ ghề rất mất thẩm mỹ và đau mỏi.

Triệu chứng giãn tĩnh mạch thể hiện rất rõ trong từng giai đoạn, bạn có thể tham khảo các thông tin sau đây để kiểm chứng về tình trạng sức khỏe bản thân:

  • Giai đoạn đầu: Triệu chứng không rõ ràng hoặc có cảm giác đau mỏi thoáng qua.

  • Giai đoạn tiến triển: Chân có thể bắt đầu phù to, size chân to hơn mức bình thường, màu sắc của da chân thay đổi, bắt đầu có cảm giác rõ ràng hơn.

  • Giai đoạn trở nặng: Có thể gây đau đớn nghiêm trọng, viêm nhiễm nặng nề và cần có sự hỗ trợ kịp thời của đội ngũ y tế, sử dụng thuốc nhiều.

Tùy vào mỗi giai đoạn và độ tuổi mà dấu hiệu giãn tĩnh mạch sẽ có những biểu hiện khác nhau. Bạn nên tập thói quen quan sát và lắng nghe các vị trí đau nhức trên cơ thể để có thể chữa trị kịp thời nhé.

nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân 2

Giãn tĩnh mạch là gì? Có nguy hiểm không?

2. Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân ở người lớn tuổi

Quá trình lão hóa tự nhiên có thể gây ra sự suy yếu của hệ thống tĩnh mạch và van tim mạch, làm cho chúng mất khả năng hoạt động như khi chúng ta ở độ tuổi 30 trở xuống. Chính điều này có thể dẫn chúng ta đến việc bị giãn tĩnh mạch.

Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch ở nhiều người lớn tuổi. Nếu tiền sử trong gia đình có người từng gặp về vấn đề này, người lớn tuổi có khả năng cao bị ảnh hưởng.

Sự biến đổi trong hormone khi lớn tuổi, đặc biệt là ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh, có thể gây ra sự mất cân bằng trong tĩnh mạch và gây ra các dấu hiệu giãn tĩnh mạch.

Các bệnh lý như viêm tĩnh mạch (phlebitis) có thể tạo thành cục máu trong tĩnh mạch (thrombophlebitis) và dẫn đến sự giãn tĩnh mạch ở người lớn tuổi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân ở người già.

Đặc biệt, cân nặng tăng hoặc bị bệnh béo phì sẽ có khả năng mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân cao hơn những nhóm đối tượng suy giảm hệ miễn dịch thường gặp khác.

Có thể bạn quan tâm: Có nên dùng máy massage chân cho người giãn tĩnh mạch?

nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân 3

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch ở người lớn tuổi

3. Người trẻ có bị mắc giãn tĩnh mạch chân không?

Người trẻ là nhóm đối tượng có hệ đề kháng rất tốt nhưng vẫn có thể mắc bệnh của người lớn tuổi nếu như không biết cách điều dưỡng cơ thể khỏe mạnh hàng ngày, điển hình như bệnh giãn tĩnh mạch.

Tuy hiếm gặp nhưng người trẻ vẫn có thể mắc phải bệnh này, nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch chân ở người trẻ thường là:

  • Yếu tố di truyền: Nếu có tiền sử gia đình về giãn tĩnh mạch, người trẻ có nguy cơ cao hơn mắc bệnh này.

  • Cân nặng: Tăng cân hoặc béo phì có thể tạo ra áp lực lên tĩnh mạch và làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch ở người trẻ.

  • Thay đổi hormone: Sự biến đổi trong hormone, chẳng hạn như mang thai hoặc sử dụng các loại hormone nội tiết (như viên tránh thai), có thể ảnh hưởng đến cân bằng tĩnh mạch và gây ra giãn tĩnh mạch ở người trẻ.

  • Thường xuyên đứng hoặc ngồi lâu: Nếu một người trẻ phải đứng hoặc ngồi trong thời gian dài mà không có nhiều hoạt động vận động, điều này có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở chân và gây ra giãn tĩnh mạch.

  • Lối sống: Việc thiếu vận động và không duy trì lối sống lành mạnh có thể góp phần vào giãn tĩnh mạch ở người trẻ.

Nhìn chung chúng ta vẫn có thể ngăn ngừa được những dấu hiệu giãn tĩnh mạch ở chân nếu như bắt tay thật sớm vào việc đầu tư vào sức khỏe, xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh và năng động.

nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân 4

Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch chân ở người trẻ

4. Làm sao để chẩn đoán giãn tĩnh mạch chân

Để xác định nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch chân, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa thực hiện một số chẩn đoán y khoa như sau:

4.1. Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ nói chuyện với bệnh nhân về các triệu chứng mà họ đang trải qua, bao gồm đau chân, mệt mỏi, sưng to, ngứa, hoặc có vấn đề về màu sắc và ngoại hình của da. Họ cũng sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý và yếu tố di truyền trong gia đình.

Khi trình bày những biểu hiện mà bản thân đang có, bác sĩ sẽ điều hướng bạn đi khám ở từng khoa bệnh, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định rõ nguồn cơn bệnh.

4.2. Siêu âm Doppler

Đây là một công cụ quan trọng để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác căn bệnh giãn tĩnh mạch. Bác sĩ sẽ sử dụng sóng siêu âm để tạo hình và kiểm tra tình trạng của tĩnh mạch ở chân. Điều này giúp xác định sự mở rộng, giãn nở, và dòng máu ngược trong tĩnh mạch.

nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân 5

Phương pháp siêu âm Doppler để trị giãn tĩnh mạch

4.3. Một số phương pháp chẩn đoán khác

Trong một số trường hợp, các xét nghiệm hình ảnh bổ sung như x-quang tĩnh mạch hoặc MRI có thể được sử dụng để tạo ra hình ảnh chi tiết với tĩnh mạch và xác định rõ hơn về tình trạng giãn tĩnh mạch.

Hoặc nếu giãn tĩnh mạch không rõ ràng hoặc đang gây ra một số vấn đề khác về sức khỏe, bác sĩ có thể thực hiện một số thủ thuật nhỏ để xác định tình trạng tĩnh mạch và điều trị tại chỗ.

5. Giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không? Cách điều trị

Giãn tĩnh mạch chân thường không nguy hiểm cho sức khỏe và nó cũng hiếm khi gây ra các vấn đề nghiêm trọng nếu như được chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, nó có thể gây ra các triệu chứng và tạo ra sự không thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày.

Chính vì thế, để cải thiện tình trạng này sớm, bạn nên tìm ra rõ nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch chân và chọn hướng phòng ngừa thích hợp nhất với sức khỏe của cơ thể. Sau đây sẽ là một số cách phòng ngừa bạn có thể tham khảo thêm.

nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân 6

Giãn tĩnh mạch chân không là mối nguy hiểm lớn 

5.1. Chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh chính là con đường dẫn chúng ta đến với nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có cả giãn tĩnh mạch chân. Chính vì thế, cách phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch chân tốt nhất chính là chúng ta nên có một chế độ ăn uống khoa học.

Chỉ cần đảm bảo trong bữa ăn của bạn có đầy đủ các thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ,... thì việc tăng cường đề kháng và đẩy lùi bệnh tật sẽ diễn ra vô cùng nhanh chóng. Ngoài ra bạn nên cũng nên duy trì cân nặng ở một mức độ vừa phải để không bị béo phì khi lớn tuổi, gây di chuyển khó khăn và sưng phù tĩnh mạch.

Nước cũng là một thứ cần được cung cấp vào cơ thể hàng ngày đầy đủ. Mỗi ngày bạn nên uống từ 1,5 - 2 lít nước để có thể tăng cường lưu thông máu, giảm áp lực lên tĩnh mạch hiệu quả.

5.2. Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Vận động thể thao thường xuyên và xây dựng thời gian biểu hợp lý với sức khỏe chính là điều cốt yếu giúp chúng ta có thể phòng chống mọi loại bệnh. Chỉ trong một thời gian ngắn khi thay đổi thói quen sinh hoạt, bạn sẽ cảm nhận rất rõ những thay đổi tích cực của bản thân, đặc biệt chính là hình thể đẹp.

Tuy nhiên ở những đối tượng đã có dấu hiệu giãn tĩnh mạch ở chân thì không nên thực hiện các động tác quá nặng bởi vì sẽ gây sức ép lớn lên thành mạch máu, dễ làm vỡ hoặc phóng to mạch máu.

Hạn chế ngồi yên một chỗ sẽ là phương pháp phòng ngừa được các nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân khi ngày càng lớn tuổi rất tốt. Bạn nên tập thói quen đi bộ chậm hoặc chạy bước chậm trên những đoạn đường bằng phẳng, hoặc có thể sử dụng máy chạy bộ.

Có thể bạn quan tâm: Lợi ích và tác hại khi massage chân cho bà bầu

nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân 7

Vận động thể thao thường xuyên giúp phòng giãn tĩnh mạch

6. Gợi ý thú vị trong việc phòng ngừa các nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân

Vận động thể chất chính là yếu tố quan trọng để giúp bạn có thể phòng ngừa được nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả. Chỉ cần dành ra từ 15 - 20 phút mỗi ngày, bạn sẽ có thể cải thiện được những biểu hiện bệnh đang có trong cơ thể.

Nếu bạn muốn rèn luyện sức khỏe trong nhà thay vì chạy ngoài công viên thì KingSport sẽ là nơi giúp bạn có thêm nhiều gợi ý thú vị đấy nhé! Là một trong những địa điểm chuyên kinh doanh các mặt hàng chăm sóc sức khỏe chất lượng, KingSport sẽ đem đến trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng, giúp tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai cơ bắp.

Cụ thể, những thiết kế máy chạy bộ tại KingSport đang ngày càng được cập nhật thêm các tính năng mới mẻ, giúp việc chạy bộ của mọi đối tượng đều trở nên đơn giản và đạt được nhiều kết quả tốt cho sức khỏe.

nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân 8

Chạy bộ trên máy chạy giúp phòng bệnh giãn tĩnh mạch

Những chỉ số đo thể hiện trên màn hình LED thông minh sẽ giúp người dùng có thể hiểu rõ lượng calo trong cơ thể đã hao hụt và nhịp tim sau mỗi lần chạy bộ trên máy.

Để hiểu rõ hơn về từng phiên bản và đưa ra quyết định mua sắm tốt nhất, bạn hãy nhanh tay liên hệ đến KingSport thông qua số hotline 0971370921 hoặc đến trực tiếp 130 showroom của KingSport trải dài khắp toàn quốc để trải nghiệm trực tiếp sản phẩm trước khi mua sắm nhé!

Mong rằng những thông tin chia sẻ về nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân và cách phòng ngừa tại bài viết này đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức mới. KingSport chúc khách hàng có thật nhiều sức khỏe và phòng ngừa hiệu quả được các vấn đề về bệnh lý này.

Viết bình luận của bạn