Mâm cúng ông táo gồm những gì? nguồn gốc và ý nghĩa
Nguyễn Bá Bình
Thứ Năm,
05/01/2023
1. Nguồn gốc tập tục cúng ông công ông Táo
Táo Quân trong văn hoá người Việt là vị thần cai quản cai quản bếp núc, nhà cửa, đất đai của một gia đình. Theo thông lệ, chiều ngày 22 các gia đình sẽ tổ chức lễ để tiễn ông Táo về trời báo cáo tình hình làm ăn cho Ngọc Hoàng vào ngày 23 âm lịch, sau đó đến ngày 30 tháng Chạp (30 Tết) ông Táo sẽ quay lại nhà để tiếp tục công việc. Tuy nhiên, vì phong tục mỗi nơi mỗi khác nên có nhiều gia đình sẽ tiễn ông táo vào ngày 23 âm lịch.
2. Mâm cúng ông táo gồm những gì
Nhiều người tỏ ra thắc mắc không biết mâm cúng ông táo gồm những gì và nên bày biện như thế nào cho đúng. Vì mỗi địa phương đều có phong tục khác nhau nên mâm cúng ông táo cũng có khác nhau đôi chút, tuy nhiên mâm cúng thưởng sẽ có: mũ (2 mũ ông và 1 mũ cho bà), áo (2 bộ của ông và 1 bộ của bà), hia, bài vị, cây mía (để dẫn đường, giấy vàng, giấy bạc, trầu cau, hoa quả và nước.
Đồ cúng ông Táo hiện nay có rất nhiều mẫu mã để lựa chọn
Ngoài phần lễ này, nhiều gia đình còn sẽ nấu một mâm cỗ tươm tất để tiễn ông táo. Với các gia đình theo Phật hoặc có quan niệm không sát sinh những ngày gần Tết, họ sẽ chọn cúng cỗ chay, gồm những món cơ bản như cơm, canh, xào, nem, giò chả, xôi chè... Với những nhà muốn cúng mặn, món ăn có thể phong phú hơn: gạo, muối, thịt gà luộc, món canh, món xào, xôi, hoa quả, trà, rượu, giấy tiền, vàng mã...
Vậy, mâm cúng ông táo gồm những gì để gọn nhẹ và tiết kiệm nhất? Câu trả lời chính là chỉ cần chuẩn bị một phần lễ bằng giấy như đã kể trên cùng 1 mâm ngũ quả, hoa tươi, nước, nến, 3 chén chè, 1 đĩa xôi cùng 3 con cá chép sống để phóng sinh sau khi đã cúng xong.
3. Mâm cúng ông táo gồm những gì ở ba miền?
Miền Bắc
Ở miền Bắc, dù cúng chay hay mặn, cá chép sống luôn là lễ vật không thể thiếu. Nhiều người sẽ chỉ mua đủ 3 con cá chép sống hoặc mua nhiều hơn để sau khi cúng xong sẽ phóng sinh.
Khác với miền Trung và miền Nam, mâm cúng ông Táo miền Bắc sẽ luôn có cá chép
Miền Trung
Một tập tục không thể thiếu của người TRung trong ngày cúng ông Táo là thay cát tất cả các lư hương trong nhà và lau dọn bàn thờ cả của ông Táo lẫn ông bà trong nhà. Sau khi cúng xong, nếu nhà nào có giấy tiền, vàng bạc, quần áo sẽ đem đi hóa vàng. Những tượng thờ ông Táo cũ cùng sẽ được gia chủ gói lại và mang đặt ở những miếu hoặc gốc cổ thụ ven đường để chuẩn bị đón 3 tượng Táo Quân mới.
Đây cũng là thời gian người miền Trung sẽ đem những chiếc bếp đất cũ đi bỏ để thay bằng bếp mới.
Miền Nam
Người Nam thường sẽ không nấu nướng linh đình để cúng ông Táo vì họ quan niệm thời điểm này các Táo đã "kết sổ", không nên nấu nướng để tránh làm phiền. Các món trong mâm cúng ông Táo ở miền Nam thường chỉ là trái cây, nem chả, bánh trái đã được mua sẵn.
Về phần lễ mâm lễ cúng của người Nam cũng không có chép cũng không có phần áo mũ, giày… bằng giấy.
Mâm cúng miền Nam sẽ đơn giản hơn hẳn miền Bắc
Những lưu ý khi cúng ông Táo
- Không đốt tiền vàng âm phủ cho ông Táo
- Không đặt bàn thờ, mâm cỗ cúng ông Táo dưới bếp, nên cúng ở nơi trang nghiêm, sạch sẽ
- Không nên cúng ông Táo quá trễ, tốt nhất nên cúng trước 12h ngày 23 âm lịch vì nếu cúng trễ ông Táo sẽ không kịp về trời
Mỗi nơi sẽ có những tập tục và cách bày trí mâm cúng ông Táo khác nhau, vì vậy bạn đừng quá lo lắng. Nếu trong năm làm ăn không khấm khá thì mâm cúng không cần quá cầu kỳ, chỉ cần gia chủ thành tâm là đủ.
Chỗ muốn điền video